Phiên bản Jagdpanzer 38 Hetzer

Có tổng cộng gần 3000 Pháo tự hành chống tăng loại này được sản xuất, trong đó khoảng 160 chiếc được xuất khẩu cho Thụy Sĩ dưới tên gọi G-13. Đa phần những nguyên mẫu còn sót lại được xuất phát từ những chiếc này.

Các phiên bản gồm có:

Jagdpanzer 38: Pháo tự hành chống nguyên bản,được sử dụng trong các tiểu đoàn Pháo tự hành chống tăng ("Panzerjägerabteilungen") trực thuộc các sư đoàn bộ binh nhằm giúp chống lại xe thiết giáp của phe địch.

Befehlswagen 38: Phiên bản được dùng bởi các sĩ quan chỉ huy,sử dụng hệ thống liên lạc FuG 8[3]

Flammpanzer 38: phiên bản được trang bị súng phun lửa Keobe thay vì pháo chống tăng chính. Được triển khai lần đầu ở chiến dịch Ardennes, trên dưới 50 chiếc được sản xuất

Panzerjaeger 38(t) mit 75mm L/70: Nguyên mẫu thử nghiệm, sử dụng pháo 7.5 cm KwK 42 L/70 từ xe tăng Panther (con báo).Chỉ ba mẫu thử được xây dựng.Tuy nhiên khiến trọng lượng tăng thêm làm phát sinh nhiều vấn đề.Cuối cùng kế hoạch sản xuất bị bãi bỏ.[3]

Jagdpanzer 38 Starr: Một bản đơn giản tóm lược của dòng Pháo tự hành chống Hetzer.Đó là Pháo chính được gắn chặt với khung gầm,sử dụng động cơ mới. Kính ngắm cố định loại cũ được thay bằng loại mới xoay được,giúp cho chỉ huy có một tầm nhìn bao quát hơn trên chiến trường (loại cũ có một điểm mù ở góc bên phải của xe).Chỉ 10 chiếc được lắp ráp, nhưng phải đổi lại như cũ vào phút chót. Một bản nguyên mẫu còn sót lại bị phá hủy vào cuối cuộc chiến[3]

Panzerjaeger 38(t) mit 105mm StuH 42/2 L/28: Một đề xuất trang bị lựu pháo 10.5 cm thay cho pháo chính.

ST-I: Phiên bản sau chiến tranh của Cộng hòa Séc,có 249 chiếc trong biên chế, cộng thêm 50 xe huấn luyện ST-III/CV

G13 Phiên bản xuất khẩu của Thụy Sĩ, sử dụng pháo 75mm StuK 40 L/48[3]